TINH DẦU HOA NGŨ SẮC – TRỊ VIÊM XOANG HIỆU QUẢ
Tinh dầu hoa ngũ sắc được chiết xuất từ cây hoa ngũ sắc (tên khác: cây hoa ngũ vị, cây cứt lợn, cây bù xít, thắng hồng kế, cỏ hôi), Từ lâu, trong dân gian, đây đã được coi là một vị thuốc hay và cực kỳ hiệu quả trong điều trị bệnh viêm xoang với tác dụng chống viêm, chống phù nề, dị ứng trong cả đợt cấp tính và mãn tính.
I. TÍNH NĂNG CHÍNH
Viêm xoang là một bệnh lý phổ biến ở nước ta với tỷ lệ từ 15% đến 20% dân số bị mắc. Bệnh thường dai dẳng, khó chữa dứt điểm và thường gây ra các biến chứng như viêm thanh quản mạn tính, viêm nề ổ mắt, viêm mí, giảm thị lực, viêm tai giữa… khi không được điều trị kịp thời.
Do bệnh thường dai dẳng kéo dài nên để điều trị dứt điểm, người bệnh cần phải kiên trì dùng thuốc trong một thời gian dài, ít nhất là từ 3 đến 6 tháng, có nhiều trường hợp phải điều trị kéo dài tới vài năm. Vì vậy, các bác sỹ chuyên khoa tại mũi họng khuyên rằng: người bệnh nên sử dụng các loại thuốc/tinh dầu được bào chế từ cây cỏ tự nhiên để đạt hiệu quả điều trị cao nhất lại an toàn và không có tác dụng phụ.
II. CÔNG DỤNG TINH DẦU HOA NGŨ SẮC
Hoa ngũ sắc là một loại cây nhỏ, thân nhiều lông mềm, cao từ 25cm – 50cm, có hoa nhỏ màu tím và xanh, mọc hoang ở khắp nơi, nhất là ở vùng nông thôn.
Theo các nghiên cứu hiện đại, toàn thân cây hoa ngũ sắc có chứa khoảng 0,16% tinh đầu (so với dược liệu khô), hơi sánh đặc, màu vàng nhạt đến vàng nghệ, mùi thơm dễ chịu. Trong tinh dầu có thành phần chủ yếu là ageratocromen, demethoxyageratocromen và precocen I (80%), có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, chống phù nề, dị ứng trong cả đợt xoang cấp tính và mạn tính.
Hoa ngũ sắc hỗ trợ hiệu quả trong điều trị viêm xoang cấp và mãn tính
Bên cạnh tác dụng chống viêm, hoa cứt lợn còn có tác dụng kích thích niêm mạc mũi tăng xuất tiết nên khi dùng, người bệnh thấy rát bỏng toàn bộ niêm mạc mũi. Nhờ vậy, những dịch mủ xanh, vàng còn tồn đọng trong lòng xoang và hốc mũi được thải loại ra ngoài.
Ngoài ra, để tăng tác dụng thông mũi và hạn chế độ “xót” khi sử dụng hoa cứt lợn trị viêm xoang, cần kết hợp với hai vị thuốc khác là Tân di và Thương nhĩ tử. Mặt khác, bệnh nhân viêm xoang cũng nên kết hợp phương pháp chữa bệnh: “trong uống, ngoài xoa” để điều trị dứt điểm căn nguyên của bệnh.
Và để tiết kiệm thời gian, công sức trong quá trình điều trị, người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm dạng xịt hoặc dạng dung dịch nhỏ mũi.
Song song với việc sử dụng thuốc, người bệnh cần lưu ý phòng và hỗ trợ điều trị bệnh bằng cách vệ sinh mũi thường xuyên, đeo khẩu trang khi ra đường, tránh tiếp xúc với khói bụi, hóa chất, hạn chế ăn đồ cay, đồ lạnh…
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.